Đường cong AA Sơ_đồ_DD-AA

Đường cong AA dốc xuống phía phải. Tỷ giá hối đoái tăng làm sản lượng giảm xuống với sự di chuyển dọc theo đường AA. Khi sản lượng cố định, cung tiền tăng, mức giá chung trong nước giảm, giá trị kỳ vọng tương lai của tỷ giá tăng, lãi suất các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tăng đều làm tỷ giá hối đoái tăng với đường AA dịch song song sang phía phải.

Đường cong AA thể hiện tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tài sản (cân bằng đồng thời cả thị trường ngoại hối lẫn thị trường tiền tệ trong nước).

Cân bằng trên thị trường ngoại hối có thể diễn đạt bằng phương trình sau:

R = R* + (e(E) -E)/E (2)

trong đó R là lãi suất của các khoản tiền gửi bằng nội tệ, R* là lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, e(E) là giá trị kỳ vọng tương lai của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Cân bằng trên thị trường tiền tệ trong nước có thể diễn đạt bằng phương trình sau:

M/P = L(R,Y) (3)

trong đó M là cung tiền trong nước, P là mức giá chung trong nước, Y là sản lượng (tổng cung bằng tổng cầu).

Từ (2) và (3) ta có:

E = E(M,R*,e(E),Y,P) (4)

với dE/dY<0, dE/dM>0, dE/dP<0, dE/de(E)>0, de/dR*>0.

Dựa vào quan hệ dE/dY<0 để xây dựng đường AA trên một trục tọa độ với trục hoành là sản lượng (Y) và trục tung là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (E), ta thấy đường AA phải là một đường dốc xuống phía phải. Hễ tỷ giá hối đoái tăng thì Y sẽ giảm và ngược lại. Đây là một sự dịch chuyển dọc theo đường AA. Các nhân tố khác thay đổi ngoại trừ sản lượng cố định đều sẽ làm tỷ giá hối đoái thay đổi. Đây là sự thay đổi bằng dịch chuyển bản thân đường AA.